Bỏ túi ngay cách nuôi chim chào đúng cách từ a~z | chi tiết và đầy đủ nhất

Cách nuôi chim chào đúng cách để chào mào luôn khỏe mạnh và hót hay


Bí kíp nuôi chào mào khỏe mạnh, hót hay chi tiết nhất

Nuôi chim Chào Mào non là giai đoạn khó khăn khiến nhiều người chơi chim cảnh dễ bỏ cuộc nhất. Để chim Chào Mào non nhanh lớn, khỏe mạnh, không bị chết thì bạn cần nắm được những kỹ thuật nuôi chim bài bản. Dưới đây, Blognguoiyeuchimcanh sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chim Chào Mào non hiệu quả, thành công giúp chim khỏe đẹp, mau lớn, ít mắc bệnh. Mời bạn tham khảo!

1.Chế độ dinh dưỡng cho chim Chào Mào non



Chim Chào Mào non khi mới nở sẽ rất yếu ớt, chim non chưa thể tự ăn được mà phải nhờ vào chim Chào Mào bố mẹ mớm mồi và chăm sóc. Chính vì thế, nếu bạn muốn chăm sóc chim Chào Mào non thì phải thực hiện những kỹ thuật như chim bố mẹ làm cho con. Đặc biệt, bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì đây là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của chim non.

1.1 Thức ăn phù hợp cho Chào Mào non



Vấn đề dinh dưỡng đối với chim Chào Mào non cũng không có gì quá khắt khe. Bạn chỉ cần cung cấp cho chim một lượng thức ăn vừa đủ. Nguồn thức ăn cần chứa những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển mạnh khỏe của Chào Mào non.
.


Cho chim Chào Mào non ăn các loại cám dành riêng cho chào mào mới nở. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung xen kẽ các loại trái cây, mồi tươi để đảm bảo chim non nhận đầy đủ khoáng chất và vitamin thiết yếu.
.


Vào thời gian đầu mới nở, chim Chào Mào non cần được ăn nhiều hơn. Chính vì thế bạn nên thường xuyên cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho chim, khồn được để chim bị đói. Như vậy thì chim Chào Mào non mới phát triển nhanh và toàn diện.

1.2 Cách cho chim Chào Mào non ăn



Chim Chào Mào non khi mới nở sẽ còn rất yếu nên thức ăn cần phải mềm, ướt để chim dễ nuốt. Cám cho chim Chào Mào non ăn cần được hòa chung với nước ấm để cám nhão đi.
.


Về hoa quả thì các bạn nên cho chim Chào Mào non ăn các loại quả mềm, mát, chứa nhiều vitamin như cà chua, bơ, chuối, đu đủ, cà rốt. Thức ăn từ hoa quả cần được cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
.


Về mồi tươi thì bạn nên cho chim Chào Mào ăn các loại từ: cào cào, châu chấu, sâu gạo, sâu quy… Mồi tươi các bạn cần cắt đầu và chân đi để chim Chào Mào non dễ nuốt xuống hơn. Các bạn có thể cho chim ăn một ít tép khô để chống bệnh liệt chân ở chim non.
.


Lúc này chim Chào Mào non chưa thể tự ăn được, thì bạn cần bón cho chim ăn cẩn thận. Sử dụng que nhỏ, hoặc lông cánh gà rồi quệt cám lên để đút cho chim Chào Mào ăn. Với các loại mồi tươi thì bạn chỉ cần dùng tay đút vào miệng chim là được.
.


Mỗi khi đói, chim Chào Mào non sẽ kêu lên. Lúc này, bạn hãy cho chim ăn. Mỗi lần cho chim Chào Mào non ăn chỉ cho lượng thức ăn vừa đủ, tránh làm cho chim bị nghẹn.
.


Sau khi chim Chào Mào ăn xong thì cho chim uống nước. Bạn có thể thấm nước vào ngón tay sau đó nhỏ vào miệng chim Chào Mào, cũng có thể dùng bông ngoáy tai để thấm nước cho chim Chào Mào non uống.
.


Bạn cũng cần phải lưu ý trong quá trình cho ăn bạn không nên huýt sáo sẽ tạo thói quen xấu khi chim Chào Mào non lớn lên.

1.3 Luyện tập cho chim Chào Mào non tự ăn




Chào Mào non sau khi nuôi được một khoảng thời gian, chúng sẽ cứng cáp hơn và bắt đầu mổ được thức ăn để ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần duy trì bón cho chim ăn thường xuyên.
.


Việc luyện cho chim Chào Mào non tự ăn cần thực hành dần dần. Trước tiên, bạn hãy để cám lên tay rồi đưa đến gần miệng chim để tập cho chim mổ cám trên tay bạn. Đến khi chim Chào Mào non tự đớp mồi quen dần rồi thì bạn chuyển sang nhử bằng que đến máng ăn.


Khi chim đã quen với máng ăn thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, nước uống trong lồng chim, và không bón cho chim Chào Mào non ăn nữa. Lúc này chúng sẽ tự động mổ thức ăn có sẵn để ăn.

2 Môi trường sống cho chim Chào Mào non



Cũng như trong tự nhiên thì chim Chào Mào non cần có một chiếc tổ thật an toàn và ấm áp. Bạn hãy làm cho chim một chiếc tổ nhân tạo được lót bằng rơm hay cỏ khô, giấy vụn thật ấm áp.
.


Cần thay rơm, cỏ khô trong tổ chim Chào Mào non thường xuyên, tốt nhất là 3-5 ngày thay một lần. Dọn sạch sẽ phân chim và thức ăn thừa trong tổ đi. Tránh cho chim Chào Mào non bị dính phân vào chân sẽ dễ mắc bệnh bại chân.
.


Một điều bạn không được bỏ qua là cần phải luôn luôn giữ ấm cho chim Chào Mào non. Nếu thời tiết có dấu hiệu lạnh thì bạn nên thắp đèn để sưởi ấm cho chim. Nếu thời tiết nóng thì chỉ cần cho chim Chào Mào non phơi nắng đều đặn là được.
.


Lồng chim Chào Mào non bạn cần treo nơi yên tĩnh, tránh gió lùa. Lồng cần được trùm kín bằng áo lồng. Cần tránh nước mưa hắt vào chuồng chim sẽ khiến chim Chào Mào non bị lạnh.
.


Bạn cũng cần tránh để các loài vật như chó, mèo, chuột, rắn đến gần khu vực chuồng chim Chào Mào non bởi chúng sẽ làm hại, ăn thịt chim non.

3 Chế độ tắm và nghỉ ngơi cho chim Chào Mào non



Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì bạn cũng cần quan tâm đến chế độ tắm và nghỉ ngơi cho chim. Chim Chào Mào được nghỉ người điều độ mới có sức khỏe tốt.

3.1 Chế độ tắm cho chim Chào Mào non



Với chim Chào Mào non thì bạn chưa nên tắm nước cho chim ngay. màạn có thể tắm chim tắm bằng hình thức phơi sương. Khi nào chim Chào Mào non cứng hơn, mọc đủ lông đuôi thì có thể cho chim tập tắm. Thường những chú chim Chào Mào non nuôi lên sẽ thích tắm và tắm rất tự nhiên.



Để tắm cho chim Chào Mào non các bạn thực hiện như sau:.


Chuẩn bị: 1 chiếc lồng tắm riêng để chim Chào Mào non có thói quen tắm đúng giờ giấc, đúng chỗ.
.


Trong quá trình chim Chào Mào đang phơi nắng thì đi chuẩn bị nước để tắm. Nước để tắm cho chim khuyến khích nên dùng nước giếng bởi vì nước giếng chứa nhiều hàm lượng khoáng rất tốt cho chim Chào Mào non. Bạn bỏ 1 ít muối vào trong nước tắm cho chim để giúp loại trừ bớt những con mạt, rận, vi sinh vật kí sinh trên người chim Chào Mào.
.


Tiếp đến bạn sẽ đặt 1 chậu nhỏ vừa vào trong lồng tắm chim và đổ nước vào trong. Sau đó thả chim Chào Mào non vào lồng tắm.
.


Nếu trường hợp chim Chào Mào của bạn không chịu tắm thì bạn áp dụng cách sau: Lấy bình xịt phun sương để tưới cây xịt ướt lên người chim Chào Mào cho ướt. Làm cho chim Chào Mào ướt lông, rỉa lông, ngứa ngáy khó chịu, một lúc sau chim sẽ chịu tắm.
.


Sau khi hoàn thành quá trình tắm cho chim thì chuyển chim Chào Mào non sang lồng nuôi, phơi chim ngoài nắng tầm 5 phút nữa rồi treo ở chỗ râm mát, phủ áo lồng lại cho chim nghỉ ngơi.

3.2 Chế độ nghỉ ngơi cho chim Chào Mào non



Chú chim Chào Mào non của bạn chỉ khỏe mạnh khi chim được nghỉ ngơi điều độ, khoa học. Vì thế, bạn cần lên sẵn một lịch trình nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ cho chim Chào Mào non mỗi ngày. Khoảng thời gian tốt nhất cho chim chào mào đi ngủ là lúc 18h chiều.
.


Bạn không nên cho chim Chào Mào non ngủ trễ quá. Cần treo lồng chim Chào Mào ở những nơi yên tĩnh, mát mẻ, ít người qua lại. Lồng chim Chào Mào non cần trùm áo kín khi ngủ để chim không bị làm phiền. Nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp chim Chào Mào non tránh bị stress, nhờ đó chim khỏe mạnh và ít bị bệnh hơn.

4 Chế độ tập luyện cho chim Chào Mào non



Việc rèn luyện sức khỏe có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của chim Chào Mào non. Bởi khi có sức khỏe tốt thì chim mới đẹp, vui vẻ, siêng hót và hót hay.



Quá trình luyện tập cho chim Chào Mào non tương đối đa dạng, bạn nên cho chim Chào Mào non rèn luyện thể lực và luyện giọng.

4.1 Luyện cho chim Chào Mào non chuyền cành



Khi chim Chào Mào non đã có sức khỏe mạnh hơn, đã trưởng thành hơn thì bạn có thể tập cho chim Chào Mào non chuyền cành.



Lúc này, theo bản năng nên chim sẽ tập luyện khá nhanh. Thời gian bắt đầu cho chim Chào Mào non chuyền cành sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc chim của bạn.



Cứ khi nào chim mọc đủ lông, có sức khỏe thì bạn bắt đầu tập cho chim. Để chim Chào Mào non chuyền cành tốt thì bạn nên để chúng ngoài sân vườn để chim nhanh chóng thích nghi hơn.

4.2 Luyện cho chim Chào Mào non hót




Thông thường, khi đến tuổi thì chim Chào Mào non sẽ tự biết hót tự nhiên tuy nhiên bạn vẫn cần tập luyện cho chim để chim hót hay và siêng hót hơn. Bạn nên sử dụng một chú chim Chào Mào non thầy đặt bên cạnh chim non để chim non học theo.



Lựa chọn chim Chào Mào non thầy phải thật khắt khe, chọn những chú chim thầy có chất giọng hót hay, siêng hót. Như vậy mới tạo được tiền đề cho chim Chào Mào non non luyện tập tốt hơn.



Các bạn không nên để chim Chào Mào non non đối mặt với chim thầy tránh cho chim non bị hoảng sợ. Sau một thời gian để chim Chào Mào non non nghe chim thầy hót thì bạn hãy cho chúng đối mặt nhau.



Lúc này chim Chào Mào non đã hót được, hãy để cho 2 con chim thi đấu với nhau để giúp chim Chào Mào non luyện giọng, hót hay hơn.



Nếu bạn không có chim thầy thì bạn có thể tải các video chim Chào Mào hót trên mạng về và mở mỗi ngày cho chimnon nghe. Dần dần, chim Chào Mào non sẽ quen và hót theo.



Việc chăm sóc chim Chào Mào non đòi hỏi người nuôi cần phải có kỹ năng cũng như sự bền bỉ, kiên trì. Bạn cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc chim mỗi ngày để những chú chim Chào Mào non luôn khỏe mạnh, mau lớn, ít bị bệnh và không bị chết. Chúc bạn thành công!



Lưu ý


Trong quá trình chăm sóc cần phải luôn luôn giữ ấm cho chim Chào Mào non. Nếu thời tiết có dấu hiệu lạnh thì bạn nên thắp đèn để sưởi ấm cho chim. Còn nếu thời tiết nóng thì chỉ bạn hãy cho chim Chào Mào non phơi nắng mỗi ngày.



Khi chim Chào Mào non còn nhỏ thì không cần tắm cho chim. Bạn có thể tắm cho chim bằng cách phun sương nhẹ. Đến khi chim Chào Mào non lớn hơn thì bạn mới cần thường xuyên tắm cho chim



Chim Chào Mào non mới nở sẽ còn rất yếu nên thức ăn cho chim cần phải ở dạng mềm, ướt để chim dễ ăn, dễ nuốt và không bị nghẹn.



Bạn nên chú ý đến việc đút thức ăn cho chim Chào Mào non ăn đều hàng ngày. Tùy vào cách bạn tập cho chim Chào Mào non ăn và thông thường khi chim cứng cáp hơn và có thể tự di chuyển thì chúng sẽ tự mổ thức ăn để ăn được.



Chim Chào Mào bị ho: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị


Chim Chào Mào bị ho là vấn đề được anh em nuôi chim cảnh quan tâm, nhất là với những người chơi Chào Mào để thi đấu và nghe tiếng hót. Chim Chào Mào bị ho là căn bệnh phổ biến, dễ gặp khiến nhiều người chơi chim lo lắng. Khi chim bị bệnh bạn cần nhanh chóng điều trị dứt điểm nếu không sẽ khiến chú chim bị ảnh hưởng đến sức khỏe và giọng hót. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết của Blognguoiyeuchimcanh dưới đây nhé!

1 Chào Mào bị ho là bệnh gì, cách nhận biết bệnh



Dấu hiệu nào cho thấy chim Chào Mào đang bị ho mãn tính không khó để nhận biết. Tuy nhiên nếu bạn là người mới chơi chim Chào Mào, mới mới tiếp xúc với loài chim này thì cần phải đặc biệt quan sát và chú ý đến chim mới có thể biết chim Chào Mào đang bị ho.



Tùy thuộc vào bệnh trạng của từng con màiểu hiện bệnh phát ra bên ngoài có thể khác nhau. Nếu bạn thấy một chú chim Chào Mào có tiếng kêu khẹt khẹt, chắt chắt thì khả năng cao là chim Chào Mào đang mắc bệnh ho.



Nếu bạn không chữa sớm cho chim thì chim Chào Mào sẽ khó chịu và ít hót hơn bình thường. Khi bạn thấy chú chim Chào Mào nhà mình tự nhiên ít hót đi thì hãy quan sát thêm xem có phải chim đang bị ho không nhé.



Bên cạnh đó, chim Chào Mào khi bị ho thường hay ủ rũ, chán ăn, thậm chí bỏ ăn nhiều bữa liền nhau. Kết hợp với tiếng kêu của chim Chào Mào thì các bạn có thể nhận định chim có bị bệnh không. Nếu đúng thì bạn cần có biện pháp chữa trị ngay. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chim Chào Mào. Thậm chí nhiều chú chim bị ho, bỏ ăn, cơ thể thiếu dinh dưỡng, không thể sống sót được.

2 Những nguyên nhân khiến chim Chào Mào bị ho



Chim Chào Mào bị ho có rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là vấn đề khí hậu nơi chim sống. Sự thay đổi thời tiết đột ngột khiến cơ thể chim Chào Mào không kịp thích ứng, dẫn đến chim bị ho. Ví dụ như trời đang nóng bỗng đột ngột trở lạnh, hay khi thời tiết giao mùa từ lạnh chuyển sang nóng thì chim sẽ mắc bệnh. Thông thường những chú chim Chào Mào di chuyển từ Bắc vào Nam là dễ bị mắc bệnh ho nhất.



Một nguyên nhân khác nữa khiến chim Chào Mào bị ho là chim bị trúng gió hoặc say nắng. Nhiều người nuôi chim nhưng chưa có kinh nghiệm dễ mắc sai lầm này. Khi cho chim Chào Mào tắm rồi phơi nắng luôn hoặc là để chim Chào Mào ngoài nắng quá lâu chim sẽ bị bệnh. Giống chim Chào Mào cũng khá nhạy cảm nên nếu môi trường sống không sạch sẽ, đảm bảo, có mùi khó chịu cũng sẽ khiến chúng bị ho.



Thời điểm chim Chào Mào đang thay lông là chim dễ mắc bệnh ho nhất. Bạn mà không quan tâm sát sao và có biện pháp chăm sóc phù hợp thì chim Chào Mào bị ho là điều khó tránh khỏi. Nhất là vấn đề vệ sinh, ăn uống của chim trong giai đoạn này. Khi lồng chim hoặc hộp đựng đồ ăn, nước uống cho chim Chào Mào không sạch sẽ thì chim cũng bị ho.

3 Cách điều trị chim Chào Mào bị ho hiệu quả



Có rất nhiều cách chữa cho chim Chào Mào bị ho đã được chia sẻ trong giới nuôi chim cảnh. Dưới đây là những cách điều trị phổ biến và hiệu quả nhất đã được chúng tôi tổng hợp lại.

Chữa cho chim Chào Mào bị ho khi thay lông



Trường hợp chim Chào Mào bị ho khi thay lông thì bạn không nên sử dụng thuốc để điều trị. Những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian thay lông của chim Chào Mào hoặc chất lượng của bộ lông mới. Các bạn có thể sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như mật ong, gừng, chanh để giúp chim Chào Mào điều trị bệnh ho nhanh chóng.



Mật ong vốn có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn trong vòm họng của chim Chào Mào. Bạn pha mật ong gừng cho chim Chào Mào uống sẽ giúp giảm các cơn ho, ngứa rát cổ họng cho chim. Đây là giải pháp an toàn cải thiện tình trạng bệnh ho cho chim. Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng sau đó cho vào nước ấm, thêm một chút mật ong rồi cho chim Chào Mào uống.



Các bạn nên sử dụng nước mật ong gừng cho chim Chào Mào khoảng 7 ngày. Tốt nhất là cho chim Chào Mào uống nước vào buổi sáng. Thời gian này, các bạn hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh lồng cũng như các vật dụng cho chim Chào Mào ăn uống đảm bảo vệ sinh.

3.2 Chữa cho chim Chào Mào bị ho khi thời tiết thay đổi



Chim Chào Mào bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của thời tiết, khiến chim bị ho. Bạn có thể chữa cho chim bằng cách cho chim Chào Mào uống nước gừng, mật ong, lê, chanh. Cách thực hiện như sau:



Bước 1: Rửa sạch gừng, giã nhuyễn. Lấy chanh hoặc quất vắt lấy nước, bỏ hạt đi



Bước 2: Lấy 1 quả lê gọt sạch vỏ, thái nhỏ thành hạt lựu nhỏ



Bước 3: Cho gừng, nước chanh, lê trộn chung với 2 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê đường phèn.



Bước 4: Mang tất cả nguyên liệu trên đi hấp cách thủy khoảng 5 phút.



Bạn cho chim Chào Mào uống nước gừng, mật ong, lê này liên tục trong 1 tuần. Nếu chim Chào Mào không đỡ thì bạn cần vệ sinh lồng chim và xoa một ít dầu gió xuống đáy lồng. Thực hiện liên tục thêm 2 đến 3 ngày, rồi quan sát tình trạng sức khỏe của chim Chào Mào xem chim đã khỏi bệnh chưa.

3.3 Chữa cho chim Chào Mào bị ho giai đoạn nặng



Với trường hợp chim Chào Mào ho điều trị mãi không khỏi hoặc phát hiện muộn khiến bệnh chuyển nặng hơn thì bạn nên cho chim Chào Mào uống thuốc. Một số loại thuốc được các bác sĩ thú y khuyên dùng cho chim Chào Mào là Flo – Doxy.Hecoli.



Cách sử dụng thuốc Flo – Doxy.Hecoli rất đơn giản, các bạn chỉ cần pha thuốc theo liều lượng ghi trên hướng dẫn, sau đó cho vào thức ăn của chim Chào Mào. Tiến hành bôi thêm dầu gió ở đáy lồng để chim Chào Mào nhanh khỏi bệnh hơn. Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi dùng thuốc thì tình trạng ho ở chim Chào Mào sẽ được cải thiện và khỏi dần.

3.4 Chữa cho chim Chào Mào bị ho mãn tính



Chim Chào Mào bị ho mãn tính thường là do bạn áp dụng các cách chữa không phù hợp khi chim mới bị ho khiến bệnh không thể khỏi. Nếu chim Chào Mào bị ho mãn tính thì bạn không nên dùng thuốc Flo- Doxy.Hecoli mà ưu tiên sử dụng các loại nước mật ong, trầu không, chanh. Lá trầu không có tác dụng giảm đờm, dịu cổ họng và chống viêm cho chim Chào Mào. Vị dịu ngọt của mật ong trung hòa với vị cay nồng của trầu không sẽ giúp chim Chào Mào uống dễ dàng hơn.



Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, và ngâm khoảng 15 phút trong nước muối loãng.



Bước 2: Bạn vớt lá trầu không đã ngâm ra, để ráo nước sau đó tiến hành giã nhuyễn. Bạn có thể tháo nhỏ trước khi giã để lá trầu không nhanh nhuyễn hơn.



Bước 3: Tiếp tục cho lá trầu không đã giã vào nước đun sôi, rồi vắt kiệt lấy nước cốt, lọc bỏ bã đi.



Bước 4: Ngâm lá trầu không đã giã nhuyễn vào nước sôi khoảng 20 phút. Tiếp tục vắt kiệt lá trầu không, lọc bỏ bã đi, để lấy nước cốt trầu không.



Bước 5: Cho thêm 3 thìa cà phê mật ong vào với nước cốt trầu không, để nước nguội rồi cho chim Chào Mào uống mỗi ngày.



Cứ cách 7 ngày bạn lại cho chim Chào Mào uống nước mật ong trầu không một lần, thông thường sau khoảng 1 tháng thì sức khỏe của chim Chào Mào sẽ được cải thiện rõ rệt.

4 Cách phòng bệnh ho cho chim Chào Mào



Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên có phương pháp phòng tránh bệnh ho cho chim Chào Mào để chim không bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Cách phòng bệnh như sau:



– Mùa hè nắng nóng: Các bạn cần hạn chế tối đa việc phơi nắng cho chim Chào Mào trong khoảng từ 10 giờ đến 16h chiều. Điều này giúp chim Chào Mào hạn chế bị sốc nhiệt mùa hè khi thời tiết nắng nóng trên 33 độ C.



– Không treo chim Chào Mào ở các lối đường luồng, hành lang có gió lùa. Hoặc bạn có thể trùm khăn, phủ áo lồng kín cho chim Chào Mào chứ đừng trùm 1~3 mặt khiến chim bị cảm lạnh gây ho.



– Mùa mưa lạnh và nhiệt độ thấp kèm độ ẩm cao: Thì các bạn cần mang chim Chào Mào vào nhà, treo ở các phòng kín gió và có cách nhiệt là tốt nhất. Thêm bóng đèn sưởi ấm để nhiệt độ trong phòng chim Chào Mào tăng lên. Giúp chim Chào Mào đỡ bị xù lông, sốc nhiệt, lồng chim không bị mốc và chim đỡ các bệnh về hô hấp như ho.



– Mùa mưa lạnh: Thì các bạn nên cho Chào Mào ăn chuối hườm và chủ yếu cám mịn, không cho ăn đồ quá mát hay các loại trái cây mọng nước khác. Có thể sức ít dầu gió hoặc dầu tràm vào thành cầu chim và đưới đáy lồng để tránh cho chim bị lạnh.



Như vậy, qua bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới bạn về tình trạng chim Chào Mào bị ho. BBlognguoiyeuchimcanh hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này, áp dụng thành công những cách chữa trị mà chúng tôi chia sẻ để giúp chú chim Chào Mào của mình luôn khỏe mạnh.



Lưu ý
Khi phát hiện thấy chim Chào Mào có biểu hiện bị bệnh ho thì bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân để chữa bệnh cho chim ngay. Không được để bệnh nặng sẽ khiến chim xuống sức và chết nhanh.



Chuẩn bị cho chim Chào Mào chế độ nghỉ ngơi điều độ và hợp lý. Nên cho chim Chào Mào đi ngủ khoảng từ 5h-5h30 chiều, tránh di chuyển lồng chim Chào Mào sau khi đã kéo áo lồng cho chim đi ngủ.



Mỗi bữa cố gắng không cho chim Chào Mào ăn quá nhiều đồ ăn. Bởi khi ăn quá no chim Chào Mào sẽ khó chịu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.



Thức ăn cho chim Chào Mào cần phải được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối bạn không cho Chào Mào ăn các loại thức ăn ôi thiu, bị quá hạn sử dụng.



Quan sát biểu hiện của chim Chào Mào hằng ngày. Nếu thấy dấu hiệu chim chán ăn, mệt mỏi cần phải cách ly, sau đó tìm nguyên nhân và cách điều trị ngay để đảm bảo sức khỏe cho chim.

Hướng dẫn cách cho chim Chào Mào tắm đúng kỹ thuật nhất



Chim Chào Mào được tắm đúng cách và đều đặn sẽ giúp bộ lông chim cứng cáp và óng mượt hơn. Bên cạnh đó thì việc tắm thường xuyên còn giúp chim Chào Mào luôn sạch sẽ, loại bỏ được bụi bẩn và vi khuẩn trên cơ thể. Chim Chào Mào sẽ không còn ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình thi đấu. Vậy, cách cho chim Chào Mào tắm như thế nào mới đúng? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của BBlognguoiyeuchimcanh!

1 Những cách tắm cho chim Chào Mào phổ biến nhất



Có nhiều phương pháp tắm cho chim Chào Mào nhưng phổ biến nhất vẫn là 3 cách dưới đây. Bạn hãy tham khảo và lựa chọn cách tắm phù hợp nhất cho chú chim của mình.

1.1 Tắm cho chim Chào Mào bằng cát



Có rất nhiều loài chim cảnh ưa thích tắm cát chứ không chỉ riêng chim Chào Mào. Trong tự nhiên, những chú chim này thường sử dụng cát để làm giảm bớt thân nhiệt và làm sạch lông của mình.



Các bạn có thể áp dụng cách tắm này cho chú chim của mình. Cách thực hiện như sau: Đặt một khay tắm ở trong lồng chim Chào Mào. Sau đó rải vào một lớp cát mịn dày khoảng 0.5cm trong khay. Cát mịn có thể lấy từ cát sông đãi sạch phơi khô để cho chim Chào Mào tắm.



Bạn có thể sử dụng lại chỗ cát mịn này, nhưng phải chú ý thường xuyên đãi sạch sẽ lại. Sau khi chuẩn bị xong xuôi thì lúc này bạn không cần làm gì thêm cả. Chú chim Chào Mào rất thông minh, khi chúng muốn tắm thì chim sẽ tự động lăn vào cát để tắm.

1.2 Tắm cho chim Chào Mào bằng nước



Thông thường những chú chim Chào Mào không thích tắm nước bằng tắm cát. Chính vì thế, để tắm nước cho chim Chào Mào thì bạn cần huấn luyện chim từ từ. Đối với những con chim Chào Mào thích tắm, tự động tắm rửa,thì bạn chỉ cần chuẩn bị khay tắm lớn, sau đó để nước sạch ở trong để chim tự tắm là được.



Còn với những con chim Chào Mào không thích tắm, không chủ động tắm rửa thì đừng ép chim tắm ngay. Mà cần tập cho chim dần dần.



Hãy quan sát chim Chào Mào trước xem có phải chim bị thiếu chất béo không. Vì thiếu chất béo cũng là nguyên nhân khiến chim Chào Mào sợ nước.Nếu như chim bị thiếu chất béo thì phải để chim tĩnh dưỡng một thời gian sau đó mới huấn luyện chim tắm sạch sẽ.



Còn với những chú chim không thích tắm thì bạn có thể dùng nước vẩy lên người chim. Việc này để chim Chào Mào dần dần thích ứng với nước, để chim không bị sợ tắm nữa.

.3 Tắm nắng cho chim Chào Mào



Chim Chào Mào cũng là một loài vật biết hưởng thụ. Ở ngoài tự nhiên, bạn sẽ thường xuyên thấy những chú chim Chào Mào thư thái, thoải mái đứng dưới ánh nắng mặt trời hưởng thụ. Thực ra đây chính là lúc chim Chào Mào đang tắm nắng.



Trong ánh nắng mặt trời có nhiều vitamin D, giúp gia tăng tuần hoàn máu cho cơ thể chim. Đồng thời ánh nắng mặt trời còn thúc đẩy sự thèm ăn của chim, sát khuẩn khử trùng cho chim Chào Mào. Thậm chí, còn có thể kích thích tiết hormone sinh dục và bài tiết Thyroxin, từ thúc đẩy cơ thể chim Chào Mào phát triển toàn diện.

2 Thời gian tắm cho chim Chào Mào hợp lý



Để phát huy tối đa công dụng của việc tắm rửa thì bạn cần chọn thời điểm tắm cho chim hợp lý trong ngày. Không phải cứ thích là mang chim ra tắm. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chim Chào Mào.

1.1 Thời gian tắm nắng cho chim



Hàng này các bạn có thể cho chim Chào Mào tắm nắng bằng cách treo lồng chim tại vị trí yên tĩnh, ít người qua lại ở những nơi có ánh nắng nhẹ nhàng. Thời gian phơi nắng tốt nhất cho chim Chào Mào sẽ là từ lúc mặt trời mọc cho đến 10 giờ sáng mỗi ngày.



Mỗi lần chỉ nên cho Chào Mào phơi nắng trong khoảng từ 45 phút cho đến 1 giờ 30 phút. Nếu như bạn không có thời gian thì có thể phơi nắng nhẹ cho chim Chào Mào vào mỗi buổi chiều.



Lưu ý:



Không mang Chào Mào phơi ngoài nắng quá lâu nếu không sẽ khiến chim bị ho. Đặc biệt bạn cũng phải hạn chế phơi chim Chào Mào vào buổi trưa nắng gắt hay những nới có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào chim.



Trong khoảng thời gian cho chim Chào Mào tắm nắng thì bạn không nên để các con chim nhìn thấy mặt nhau. Bởi như vậy thì chim Chào Mào sẽ bị lên lửa, kè nhau, chơi nhiều khiến chim mất sức.

1.2 Thời gian tắm nước cho chim



Với chế độ tắm nước, thì mỗi tuần bạn nên cho chim Chào Mào tắm khoảng từ 2 cho đến 3 lần, và mỗi lần nên cách ngày.



Những ngày lạnh hay mùa đông thì bạn không nên tắm nước cho chim Chào Mào. Tuy nhiên bạn cũng không nên tắm quá nhiều lần cho chim bởi nó khiến cho chim Chào Mào khó lên lửa. Cũng không nên tắm cho chim Chào Mào quá ít như vậy sẽ khiến cho chim ngứa ngáy, khó chịu và hay rỉa lông.



Giờ giấc tắm tốt nhất cho chim Chào Mào đó là vào ban trưa, bạn không nên tắm quá sớm cho chim. Hãy tạo cho chim Chào Mào thói quan đến giờ là phải đi tắm.



Với những chú chim Chào Mào trong giai đoạn thay lông thì thời gian tắm hợp lý nhất là vào ban chiều. Khi tắm xong thì bạn cần mang lồng chim Chào Mào ra bên ngoài phơi nắng cho khô hẳn. Sau đó mới trùm áo lồng lại cho chim. Không nên trùm ngay áo lồng ngay sẽ khiến cho chim Chào Mào bị cảm lạnh.

3 Hướng dẫn cho chim Chào Mào tắm đúng kỹ thuật



Nếu bạn chưa biết cách cho chim Chào Mào tắm đúng kỹ thuật thì hãy làm theo từng bước màBlognguoiyeuchimcanh hướng dẫn ở dưới đây.

2.1 Tắm cho chim Chào Mào thuần



Nếu chim Chào Mào nhà bạn là chim thuần, được nuôi từ nhỏ thì thường chúng sẽ không được tập thói quen tắm trong lồng tắm ( vì đa số chim thuần đều được tắm trong lông nuôi). Chính vì thế mà rất khó có thể lừa chim Chào Mào thuần qua lồng tắm. Dưới đây sẽ là một số cách mà các bạn có thể thực hiện để tắm cho chim Chào Mào thuần:



Cách 1: Dùng tay vỗ nhẹ vào lồng, theo phản xạ thì chim Chào Mào sẽ nhảy qua lồng tắm. Nếu chim vẫn không qua lồng tắm thì bạn có thể sử dụng đến cây tre để lùa chim sang. Khi đó chim Chào Mào sợ sẽ sang lồng. Kiên trì chịu khó tập cho chim Chào Mào khoảng 3 cho đến 4 ngày thì chim sẽ tự sang lồng tắm.



Cách 2: Tháo hẳn 2 đầu ở phía trên lồng chim ra và chỉ để lại cầu chính trong lồng. Khi đó bạn chỉ cần lùa chim Chào Mào sang lồng tắm tương tự như cách 1 thì chim Chào Mào sẽ qua lồng tắm.



Cách 2: Trước khi đến giờ đi tắm thì bạn cần lấy cóng thức ăn và cóng nước bên trong lồng nuôi ra. Sau đó mang chim Chào Mào ra bên ngoài phơi nắng để chim thấy đói và khát. Lúc này bạn chỉ cần bỏ cóng thức ăn và nước vào bên lồng tắm thì chim Chào Mào sẽ tự sang.



Nếu như bạn thực hiện lần lượt cả 3 cách trên mà chim Chào Mào vẫn không qua lồng thì bạn cần kết hợp cả 3 cách đồng thời. Cách thực hiện cụ thể như sau: Tháo cần phụ, lấy cóng nước và thức ăn ra, mang Chào Mào ra phơi nắng. Sau đó bỏ cóng nước và thức ăn vào bên lồng tắm để chim Chào Mào tự qua.



Để thành công thì bạn cần phải kiên trì thực hiện từng ngày, không nên quá nóng vội như vậy sẽ khiến cho chim Chào Mào sợ. Chịu khó tập cho chim một vài lần thì chim sẽ tạo thành thói quen và sẽ bay qua lồng tắm ngay.

2.1 Tắm cho chim Chào Mào bổi



Chào Mào bổi là những con chim trưởng thành ở ngoài tự nhiên vừa mới được bẫy về. Thường thì chim Chào Mào bổi khi được bẫy về hoặc vừa mới mua ngoài quán về sẽ rất khó chăm. Bạn phải vào cám cho chim quen dần. Sau 1-2 tuần đã ăn cám ổn định thì lúc này bạn mới bắt đầu tập cho chim Chào Mào bổi tắm.



Chào Mào bổi khi mới bắt đầu nuôi thì chúng rất hay nhảy, có con Chào Mào còn phi, thúc, rúc đến vỡ đầu. Chúng chưa dạn người nên rất sợ người, cứ thấy người là bay, nhảy loạn xạ lung tung lên. Chính vì thế bạn nên tập cho chim Chào Mào tắm dần dần.



Cách thực hiện như sau:



Đầu tiên vẫn để chim Chào Mào bổi phơi nắng tầm 15-20 phút. Sau đó sẽ đưa chim vào lồng tắm. Đối với một số con Chào Mào khôn thèm tắm thì chúng sẽ nhảy vào lồng tắm ngay, bạn để tầm 5-10 phút là chim sẽ tự ngoáy nước tắm.



Khi cho chim Chào Mào bổi tắm thì bạn cố gắng để chim yên tĩnh bằng cách để lồng tắm của chim ở góc vườn hoặc góc sân vắng vẻ, không có người qua lại. Bạn cũng không được ngồi gần xem chim Chào Mào bổi tắm, rình chim tắm hoặc để chim Chào Mào bổi nhìn thấy bạn.



Còn với trường hợp chim Chào Mào bổi không chịu tắm, để trong lồng tầm 5-10 phút thậm chí lâu hơn màạn vẫn thấy chim không chịu ngoáy nước tắm thì nên làm thêm 1 bước nữa. Đó là bạn lấy bình xịt phun sương để tưới cây rồi xịt ướt lên người chim Chào Mào bổi cho ướt lông. Nếu không có bình xịt thì dùng nước vẩy lên người chim. Như vậy chim sẽ bị ướt lông, ngứa ngáy khó chịu và một lúc sau chim Chào Mào bổi sẽ muốn tắm ngay.



Nếu chú chim Chào Mào bổi của bạn vẫn cứng đầu không tắm thì phải làm sao? Vậy lúc này bạn sẽ thiết kế thêm 1 lồng tắm khác ở bên cạnh lồng tắm của chim Chào Mào bổi này. Chọn những con chim thuần thích tắm, đã tắm thành thạo cho vào trong lồng tắm và đặt bên cạnh chim Chào Mào bổi. Khi những con chim đó tắm sẽ vung nước làm bắn lên chim Chào Mào bổi. Chim Chào Mào bổi nhìn thấy, dần dần sẽ bắt chước và tắm theo.



Sau khi hoàn thành quá trình tắm cho Chào Mào thì bạn cần chuyển chim sang lồng nuôi, và phơi chim ngoài nắng tầm 5 phút nữa. Sau đó mới treo lồng chim Chào Mào ở chỗ râm mát, phủ áo lồng hình chữ A lên để chim nghỉ ngơi.



Như vậy, qua bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách cho chim Chào Mào tắm đúng kỹ thuật nhất. Blognguoiyeuchimcanh hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công và huấn luyện được những chú chim Chào Mào của mình tắm tốt nhất.


Lưu ý


Chim Chào Mào thích ăn trái cây, đặc biệt là chuối, cam, dưa hấu. Tuy nhiên bạn lưu ý cần cho chim Chào Mào ăn uống đa dạng mỗi ngày, kết hợp giữa mồi tươi, cám viên và trái cây để chim Chào Mào nhận đủ dinh dưỡng phát triển toàn diện. Bạn không nên cho chim Chào Mào chỉ ăn một loại thức ăn sẽ khiến chim thiếu chất nghiêm trọng.



Khi tắm nắng cho chim Chào Mào, thì các bạn không nên phơi nắng cho chim ở khu vực hướng mặt trời chiếu thẳng vào chim. Cũng không được phơi nắng cho chim Chào Mào vào thời gian khoảng 12h trưa nắng gắt sẽ khiến chim Chào Mào bị cảm nắng.



Để chú chim Chào Mào có sức khỏe tốt cần có chế độ nghỉ ngơi cho chim hợp lý. Hãy cho chim Chào Mào đi ngủ sớm trong khoảng từ 5h-5h30 chiều, không di chuyển lồng chim Chào Mào sau khi đã kéo áo lồng để chim đi ngủ.



Không nên tập cho chim Chào Mào tắm trong lồng nuôi, hay cho nước vào lồng để chim Chào Mào tắm luôn. màạn hãy cho chim Chào Mào ra lồng tắm riêng để tắm. Mục đích là để giúp cho chim Chào Mào biết nơi nào là để tắm và nơi nào là để uống nước.



Khi chim Chào Mào tắm nắng cần treo chim Chào Mào ở nơi yên tĩnh, cần hạn chế để chim Chào Mào nghe được các chú chim khác hót. Nếu không chim sẽ đấu với nhau khiến chim bị mất sức.

Cách chọn chim Chào Mào bổi chuẩn nhất bạn nên biết



Chào Mào là một trong những loại chim cảnh được nhiều người yêu thích và săn đón nhờ sở hữu ngoại hình xinh đẹp cùng giọng hót hay hiếm có loài chim nào sánh kịp. Tuy nhiên để chọn được một chú chim Chào Mào khỏe đẹp, hót hay, có khả năng thi đấu bền bỉ thì không phải ai cũng biết cách. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, Blognguoiyeuchimcanh sẽ chia sẻ tới bạn cách chọn chim Chào Mào chuẩn nhất. Bạn cùng tham khảo để áp dụng nhé.

1 Cách chọn chim Chào Mào bổi dựa vào khuôn mặt chim



Tiêu chí đầu tiên màạn cần quan tâm trong cách chọn chim Chào Mào bổi đó chính là phần đầu và gương mặt của chim Chào Mào. Nếu bạn mua chim Chào Mào bổi, để chọn mua được những chú chim Chào Mào khỏe mạnh, có tố chất, hót hay, thì bạn cần chú ý đến một số đặc điểm của Chào Mào như phần đầu, mào, mỏ… Cụ thể là các đặc điểm như sau:

1.1 Đầu và mào chim Chào Mào



Tiêu chí đầu tiên trong cách chọn chim Chào Mào bổi hay chính là bạn nên chọn những chú chim Chào Mào có đầu to. Những con chim đầu to là những con chim Chào Mào khoẻ, có sức sống tốt và thi đấu bền bỉ.



Sau khi chọn được một chú chim Chào Mào đầu to, hãy tập trung quan sát gốc mào của chim. Chim Chào Mào bổi có gốc mào dày chính là điều kiện lý tưởng nhất để bạn lựa chọn. Bạn tuyệt đối không nên chọn những con chim Chào Mào có gốc mào khuyết hoặc mào gãy dù cho chúng có hót hay thế nào đi nữa.



Hãy tham khảo một số loại mào phổ biến của chim Chào Mào bổi dưới đây để có sự lựa chọn tốt nhất:



Mào đinh: Là những chú chim Chào Mào có mào chóp nhọn và thẳng đứng. Giống chim Chào Mào kiểu này mang vẻ ngoài khá đĩnh đạc và uy nghi. Chim Chào Mào có mào đinh là chim hay hót và mai mỏ.



Mào cui: Là những chú chim Chào Mào có mào ngắn, gốc mào dày. Chim này có ngoại hình như mào đinh nhưng chúng thường khá lỳ lợm, có khả năng thi đấu bền bỉ và vô cùng bản lĩnh.



Mào lân: Là những chú chim Chào Mào sở hữu chiếc mào trên đầu cong. Mào của chim cong dài, chĩa về phía trước giống như sừng của con kỳ lân. Chim này cũng là chim có tố chất, sung sức, khả năng thi đấu tốt và bền sức.



Mào tê giác: Đúng như tên gọi của nó, chim Chào Mào này có chiếc mào giống như sừng của tê giác. Đây chính là dấu hiệu của một chú chim khỏe mạnh, sung sức, có khả năng thi đấu rất dữ dằn. Giá của loại chim này khá cao so với những loại chào mào khác.

1.2 Tách chim to lớn và sệ



Tách chim là một trong những điểm nhấn vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với chim Chào Mào bổi. Ít người biết rằng tách chim trông càng dữ tợn thì chú chim Chào Mào đó càng dễ làm cho “đối thủ” sợ hãi, chùn bước.



Tiêu chí để chọn chim Chào Mào bổi thi đấu là chọn những con chim phải có phần tách lớn và sệ. Chú chim Chào Mào nào có phần tách càng to, càng sệ, trông càng dữ tướng thì càng có khả năng thi đấu tốt.



Nếu bạn chọn được những con chim Chào Mào có đặc điểm này thì đảm bảo bạn và chú chim của mình sẽ dễ dàng dành được vinh quang trong các cuộc thi chim.

1.3 Chim Chào Mào có mỏ to và rộng



Một trong những cách chọn chim Chào Mào bổi hiệu quả nữa đó chính là bạn nên quan sát mỏ của chim. Làm thế nào để chọn được con chim Chào Mào hót hay, siêng mỏ thì bạn nên chú ý tới chiếc mở của chúng.



Hãy lựa chọn những chú chim Chào Mào bổi có mỏ to, miệng rộng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến những con chim Chào Mào có mỏ ngắn, mỏng. Bởi vì theo kinh nghiệm của các bậc tiền bối thì đây chính là những con chim Chào Mào khỏe đẹp, rất siêng hót. Nếu bạn mang chim đi thi đấu, những chú chim Chào Mào này sẽ hót rất to, giọng hót gắt và uy lực, dễ dàng đánh bại đối thủ.

1.4 Hầu và yếm chim Chào Mào



Phần hầu của chim Chào Mào được tính từ gốc mỏ xuống dưới cổ chim. Hầu chim Chào Mào góp phần làm cho chim thêm vẻ oai vệ, hùng dũng. Những con chim Chào Mào có cổ phần hầu to thì chim càng có nét bền, giọng hót tốt và khỏe. Trong khi đó những con Chào Mào bổi có phần hầu nhỏ thì có giọng đôi, nhỏ tuy nhiên vẫn vang và đanh.



Còn phần yếm của chim Chào Mào là bộ phận góp phần tăng vẻ đẹp cho chim. Yếm Chào Mào đẹp là yếm có màu đen đậm cùng màu với mào, yếm chim càng dày, càng sâu xuống hai bên vai thì chú chim Chào Mào càng quý phái. Nên chọn những chú chim Chào Mào có yếm càng khít thì càng quyến rũ.



Nhưng thường thì những con Chào Mào bổi có toàn bộ đặc điểm như thế này thường rất hiếm. Bạn có thể chọn con nào có nhiều đặc điểm tốt nhất là được.

1.5 Mí và má chim Chào Mào



Mí chim Chào Mào bổi đẹp cần gọn, sắc và thật tươi sáng. Đặc biệt, hai mí của chim Chào Màophải đều, cân đối. Má chim là phần được khoanh bằng vệt lông đen nằm ngay trên xương hàm của chúng. Khi mua chim Chào Mào bổi, bạn nên chọn mua những chú chim có má cân đối, má hơi phồng đều nhau với vệt ngăn cách càng mảnh thì càng tốt.

2 Cách chọn chim Chào Mào bổi dựa vào cơ thể chim



Bên cạnh đặc điểm về khuôn mặt thì khi chọn chim Chào Mào bổi bạn cũng cần quan tâm đến các đặc điểm trên cơ thể chim như cánh, đuôi, mình chim….

2.1 Chọn chim có phần mình thon dài



Theo những người chơi chim cảnh lâu năm, thì chọn mua chim Chào Mào bổi, bạn nên chọn những chú chim có phần cơ thể thon và dài. Lông của chim Chào Mào bổi phải ôm vào cơ thể, bóng mượt, mềm mại. Chào Mào bổi có thân hình thon gọn chính là những chú chim có sức khỏe tốt, lanh lẹ, hoạt bát và thi đấu tốt.

2.2 Cánh của chim Chào Mào bổi



Cánh chim Chào Mào bổi có vai trò rất quan trọng trong việc giúp chim thị uy với đối thủ khi thi đấu. Có thể nói cánh chim chính là bộ phận quan trọng nhất đối với bất kỳ loại chim cảnh nào, không chỉ riếng Chào Mào.



Phần cánh chim không chỉ giúp chim bay lượn mà còn giúp chim bung cánh dọa đối thủ trên giàn đấu. Khi chọn mua chim Chào Mào bổi, bạn hãy chọn những con chim có đôi cánh dang rộng, đuôi chim xệ chạm vào cầu là đẹp nhất.



Không nên chọn những chú chim Chào Mào bổi có cánh nằm xếp chéo vào nhau. Và đặc biệt là đôi cánh Chào Mào bổi không được dài quá phao câu của chim.

2.3 Đuôi chim Chào Mào bổi ngắn



Có một sai lầm mà nhiều người mới chơi chim cảnh thường gặp phải đó là chọn những con chim Chào Mào bổi có phần đuôi quá dài. Nếu chim Chào Mào bổi có phần đuôi quá dài, quá to, thì trong quá trình thi đấu sẽ kém linh hoạt.



Chính vì thế, các bạn cần chọn những chú chim Chào Mào bổi có phần đuôi vừa phải. Chim Chào Mào bổi có phần đuôi ngắn thì khả năng thi đấu sẽ tốt và linh hoạt hơn. Trong quá trình chim thi đấu, các bạn để ý những con Chào Mào bổi ăn cờ thì phần lớn đều là những con đuôi ngắn thì nên chọn.

2.4 Chân Chào Mào bổi cao và to



Bạn nên chọn mua những chú Chào Mào bổi có phần chân cao và to. Cặp chân của chim Chào Mào bổi quyết định lớn đến việc chim có khỏe mạnh hay không. Chim Chào Mào bổi khỏe mạnh thì khả năng thi đấu mới tốt và dũng mãnh hơn. Nếu chọn nhầm những chú chim Chào Mào bổi chân yếu thì khó có thể mang đi thi đấu được.

3 Cách chọn chim Chào Mào bổi dựa vào nết chơi



Không chỉ dựa vào ngoại hình mà trong quá trình chọn chim Chào Mào bổi bạn còn cần phải dựa vào nết chơi của chim. Theo những người chơi chim Chào Mào lâu năm, thì loại chim này sẽ có 5 nết chơi. Cụ thể như dưới đây:



Chim Chào Mào bổi chơi bền: Chú chim Chào Mào bổi đó có thể hót liên tục trong nhiều ngày, không ngừng nghỉ và không biết mệt.



Chim Chào Mào bổi chơi siêng: Những chú chim Chào Mào bổi hay hót, mau mồm và rất ít khi im lặng.



Chim Chào Mào bổi chơi giữ: Những chú chim Chào Mào bổi có nét chơi này thường chèn ép đối thủ bằng cách cố gắng hót to hơn. Nhất là khả năng đấu đá hăng hơn những chú chim khác.



Chim Chào Mào bổi chơi đằm: Những chú chim Chào Mào bổi có nét chơi này thường khá đằm, không như những chú chim lăng xăng khác. Lý do là vì những chú chim này sẽ có khả năng hót tốt cùng một tâm lý luôn ổn định nhất.



Nếu như chú chim Chào Mào bổi nào mà có đầy đủ cả 5 yếu tố trên chắc chắn sẽ là chú chim có khả năng hót đấu tốt nhất. Bạn không nên bỏ qua.

4 Cách chọn chim Chào Mào bổi dựa vào lối chơi



Lối chơi chính là tư thế của chú chim Chào Mào bổi trong quá trình hót đấu. Lối chơi của chim còn được coi là cách mà chú chim Chào Mào bổi đó thị uy đối với những chú chim khác. Trong khi hót các chú chim Chào Mào bổi sẽ có rất nhiều tư thế hót khác nhau.



Ví dụ như khi Chào Mào bổi hót giang cánh, thì khi hót 2 cánh đập liên tục hay vừa hót vừa xoè đuôi ra trông vô cùng đẹp mắt.



Hoặc có những chú chim Chào Mào bổi vừa hót vừa nhảy sang bên này bên kia. Thậm chí có những con Chào Mào bổi hót liên tục sau đó lại bỏ chạy như kiểu rất sung.



Đây đều là những tư thế của chim Chào Mào bổi hót hay bạn nên chọn.

5 Cách chọn chim Chào Mào bổi dựa vào giọng hót



Thông thường thì những chú chim Chào Mào bổi sẽ có rất nhiều giọng hót khác nhau, để chọn được chim tốt thì bạn nên quan sát xem chim có những giọng nào.



Chim Chào Mào bổi hót rao: Là những chú chim Chào Mào bổi có giọng bình thường, tự nhiên đều đều. Một giọng hót vang hay cần phải to khỏe và đặc biệt nhất là độ vang nhất định. Bên cạnh đó, giọng chim Chào Mào bổi phải đều đặn và có luyến láy có vần, có điệu rõ ràng.



Chim Chào Mào bổi hót sổ: Là những chú chim Chào Mào bổi có giọng hót đấu, giọng rao nhưng ngắn, gắt gỏng và đanh hơn. Chim Chào Mào bổi hót giọng sổ hay cần phải to hơn, nghe rất gắt, vang xa và âm điệu khi hót được biến đổi liên tục.



Chim Chào Mào bổi hót chẻ: Là khi chú chim Chào Mào bổi sung tột độ sẽ có tiếng ré lên. Giọng chính sẽ là một tràng âm cực dài trong khoảng thời gian ngắn. Những tiếng chẻ uy lực thì cần phải dài, gắt, tiếng hót thanh và vang xa.



Chim Chào Mào bổi hót rọt: Là là tiếng kêu lúc chim Chào Mào bổi đang phấn khích, sung. Là những chuỗi âm thanh có biên độ ngắn và nhanh tuy nhiên lại dài và phát ra từ cổ họng con chim Chào Mào. Hoặc bạn cũng có thể hình dung tiếng rọt chính là hình thức để khởi động cuộc đấu.



Chim Chào Mào bổi hót nẹt: Là tiếng whet đanh, mạnh, đay nghiến nhưng đôi khi nó lại chỉ có 1 âm, khi lại 4 đến 5 âm. Chào Mào bổi hót nẹt chính là cách để trấn áp được đối thủ trong khi hót đấu.



Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chọn chim Chào Mào bổi chuẩn nhất. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay khác. Bạn đọc hãy dành thời gian theo dõi nhé.



Lưu ý


Chim Chào Mào bổi có sở thích ăn trái cây tươi. Tuy nhiên trong quá trình nuôi chim, bạn lưu ý cần cho chim Chào Mào ăn uống đa dạng. Cần kết hợp giữa mồi tươi, cám viên và trái cây để chim Chào Mào bổi nhận đủ dinh dưỡng phát triển toàn diện nhất.



Chuẩn bị cho chim Chào Mào bổi chế độ nghỉ ngơi cho chim hợp lý. Nên cho chim Chào Mào bổi đi ngủ khoảng từ 5h-5h30 chiều, tránh di chuyển lồng chim sau khi đã kéo áo lồng cho chim đi ngủ.



Mỗi bữa cố gắng không cho chim Chào Mào bổi ăn quá nhiều. Bởi khi ăn quá no chim sẽ khó chịu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.



Chim Chào Mào bổi rất hay mắc bệnh về đường ruột hoặc bệnh về chân. Nguyên nhân là do bạn đổi cám cho chim đột ngột, hoặc không vệ sinh lồng chim sạch sẽ. Vì thế, khi nuôi Chào Mào bổi, bạn cần phải đặt biệt chú ý quan tâm đến các yếu tố vệ sinh và chế độ ăn cho chim.



Chim Chào Mào bổi sống ở ngoài tự nhiên, có tính cách mạnh mẽ, quyết liệt. có tách đỏ. Nên quá trình huấn luyện Chim Chào Mào bổi khá vất vả. Vì thế bạn cần kiên nhẫn trong quá trình thuần chim.


Câu hỏi thường gặp


1. Chim Chào Mào bổi là chim gì?


Chim Chào Mào bổi là những chú chim Chim Chào Mào đã trưởng thành sống ở ngoài tự nhiên, có tách đỏ. Nhiều người thích nuôi Chim Chào Mào bổi vì chim rất khỏe mạnh, có tố chất, bền sức, khả năng thi đấu tốt. Tuy nhiên, huấn luyện Chim Chào Mào bổi khá vất vả vì những chú chim này đã quen nếp sống tự do ngoài tự nhiên, có tính cách mạnh mẽ.


2. Chim Chào Mào bổi thích ăn gì?


Chim Chào Mào bổi có thể ăn đa dạng thức ăn, chúng thích ăn nhất là trái cây tươi. Bạn nên chọn thức ăn giàu dinh dưỡng cho chim. Trong đó không thể thiếu được 3 nhóm thức ăn chính là trái cây tươi, cám chim và mồi tươi.

Cách phân biệt chim Chào Mào trống mái chính xác nhất



Chim Chào Mào là một trong những loài chim rất khó phân biệt con trống hay con mái, đặc biệt là với người mới chơi chim, chưa có kinh nghiệm. Do đặc điểm ngoại hình giống nhau nên nếu chỉ nhìn bề ngoài thì rất khó để bạn biết đâu là chim trống và đâu là chim mái. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay, BBlognguoiyeuchimcanh sẽ chia sẻ với các bạn những cách phân biệt chim Chào Mào trống mái chính xác nhất. Bạn cùng theo dõi nhé!

1 Giới thiệu chung về chim Chào Mào



Chim Chào Mào có tên tiếng anh là Red-whiskered Bulbul, thuộc họ nhà chim sẻ biết hót. Giống chim Chào Mào thường sinh sống rải rác khắp các vùng ở Châu Á. Chim Chào Mào sở hữu giọng hót trong trẻo, cao vút, thường là 3 đến 4 âm thanh, vì thế bạn sẽ rất dễ nhận ra chim Chào Mào khi ở gần chúng.



1.1 Ngoại hình của chim Chào Mào



Về ngoại hình của chim Chào Mào thì bạn có thể nhận dạng chúng thông qua các đặc điểm sau: Chim có hai má trắng, mào trên đầu to dựng đứng lên, bên trên má trắng chính là má màu đỏ.



Ở Việt Nam, hiện tại loài chim này có nhiều tên gọi khác nhau phụ thuộc vào mỗi vùng miền như: Chào Mào mũ, Hoành Hoạch Mồng, Chào Mào, Chào Mào đá…. Trong đó, cái tên Chào Mào vẫn là cái tên thông dụng, được nhiều nghệ nhân sử dụng nhất.



1.2 Tập tính sống của chim Chào Mào



Về tập tính sinh sống của chim Chào Mào thì chim thường sống theo đàn. Loài chim này hay cư trú ở những nơi có nhiều cây cối cao sum suê, gần khu dân cư. Khi bước vào mùa sinh sản, Chào Mào thường làm tổ trên những cây cao có tán lá thưa thớt.



Trong tự nhiên, chim Chào Mào có tuổi thọ khoảng 10-11 năm. Nếu được chăm sóc tốt trong môi trường nuôi nhốt thì chim Chào Mào có thể sống được lâu hơn nhiều.



1.3 Tập tính sinh sản của chim Chào Mào



Về tập tính sinh sản của chim Chào Mào thì chim bắt đầu sinh sản từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Ban đầu, loài chim này chỉ sống ở miền nam Ấn Độ tuy nhiên, đến khoảng giữa tháng 3 – tháng 10 thì chim Chào Mào sẽ di chuyển đến miền bắc Ấn Độ. Có nhiều cặp chim Chào Mào có thể sinh sản được 2 lần trong 1 năm.



Khi chim bước vào mùa sinh sản sẽ có biểu hiện cúi đầu, đuôi nhâm nhấp lên, cánh chim rũ xuống. Đây chính là những hành động “ve vãn bạn tình” của chim Chào Mào cái. Chim Chào Mào thường làm tổ có hình dạng cốc trên các cành cây cao và thưa. Nguyên liệu làm tổ của Chào Mào rất đa dạng có thể từ giấy, nilon, rễ cây, vỏ cây, rơm rạ… Trung bình mỗi tổ chim sẽ có từ 2 – 3 quả trứng. Trứng chim Chào Mào có màu cà nhạt và xen kẽ các đốm nâu nhạt xung quanh.



Thông thường mỗi quả trứng Chào Mào dài khoảng 20mm, rộng khoảng 15mm. Trứng sẽ nở sau 12 ngày, cả chim Chào Mào bố mẹ đều thay nhau ấp trứng và nuôi con. Mỗi ngày chim Chào Mào bố mẹ sẽ có trách nhiệm tìm sâu bướm, côn trùng mang về tổ để mớm cho chim con đến khi chim con trưởng thành.



2 Cách phân biệt chim Chào Mào trống mái chính xác



Chim Chào Mào là một trong những loài chim rất khó phân biệt con trống hay con mái, đặc biệt là với người mới chơi chim, chưa có kinh nghiệm. Để phân biệt được chính xác đâu là chim Chào Mào trống đâu là chim Chào Mào mái thì bạn cần dựa vào các tiêu chí dưới đây:



2.1 So sánh các đặc điểm chung



Chim Chào Mào mái: Chào Mào mái có thân hình nhỏ, đầu chim nhỏ, mình ngắn, mào chim thấp, tách đỏ ít, chân chim mảnh mai. Đồng thời thì chim Chào Mào mái thường hót giọng ngắn, màu lông trên mình chim nhạt hơn chim Chào Mào trống. Mặt chim Chào Mào mái hiền lành và ngơ ngác.



Chim Chào Mào trống: Ngược lại với chim Chào Mào mái, thân hình Chào Mào to và dài, đầu chim to, mào dày và to. Chim Chào Mào trống có giọng hót cao, xổ bọng 5 âm trở lên, mặt chim hung dữ và nhanh nhẹn.

2.2 So sánh về giọng hót của chim



Chim Chào Mào trống: Đối với chim Chào Mào được bẫy đấu ở ngoài trời sẽ xổ bọng từ 5 – 12 âm khi cho vào đánh nhau với chim mồi thì có thể khẳng định 100 % là chim Chào Mào trống. Chào Mào trống thường xổ bọng từ 5 âm trở lên. Và giọng chim trống rất to, vang, gắt. Chim Chào Mào có thể đổi nhiều giọng khác nhau như: quýt quýt wù wiu quýt wìu, hoặc quýt wu wiu wiu quýt wi wìu, âm cuối thường cao hẳn lên.



Chim Chào Mào mái: Ngược lại so với chim Chào Mào thì chim mái chỉ xổ bọng từ 3 – 4 âm, trường hợp cá biệt cũng có con xổ tới 5 âm tuy nhiên khá hiếm. Chim Chào Mào mái thường hót giọng huýt hù hiuuu, quýt wu wiuuuu, huýt huýt hiuuu….Âm cuối cùng thường nhỏ hẳn xuống và kéo dài ra.

2.3 So sánh về cách chơi của chim



Chim Chào Mào trống: Nếu như bạn được tận mắt nhìn chú chim Chào Mào chơi thì xác suất tuyển được chim Chào Mào trống sẽ là 90%. Bạn có thể áp dụng mang thử 1 chú chim thuần đã chơi tốt ( lưu ý không mang chim mái) ra kè thử. Nếu như bạn thấy con Chào Mào nào có thái độ chớp cánh, bu lồng đòi chơi hoặc là con chim Chào Mào nào hót đấu, ché thì con đó là chim trống.



Chim Chào Mào mái: Với chim Chào Mào mái thì khác, chim mái khi kè thì mặt chúng sẽ ngơ ngác ra, không có thái độ chơi gì cả. Thỉnh thoảng cũng có trường hợp chim Chào Mào mái khoảng 1, 2 mùa khi thả vào lồng tập thể, hoặc lúc mang chim thuần tới kè thì nó cũng chớp cánh. Khi bạn bắt chim ra thì nhớ nhìn vào bộ tách đỏ của chim Chào Mào xem nhiều hay ít. Nếu ít thì là chim cái.

2.4 So sánh về bộ mặt của chim



Nếu như các bạn không có điều kiện bẫy, hoặc nghe chim Chào Mào xổ bọng thì có thể kiểm tra bằng phương pháp nhìn vào bộ mặt của chim.



Chim Chào Mào trống: Thông thường chim Chào Mào sẽ có đầu to, mào cao, mỏ dài, bộ mặt hung dữ. Đặc biệt là tách chim đỏ, nhiều lông và lông chim dài hơn chim mái.



Chim Chào Mào mái: Những chú chim Chào Mào mái thì có đầu nhỏ, mỏ ngắn, mào thấp, mặt hiền. Mào của chim Chào Mào thường cụp xuống. Phần lông má của chim đỏ tươi và ít lông.

2.5 So sánh về thân hình của chim



Chim Chào Mào trống: Chào Mào trống có thân hình to, dài đòn, đuôi chim dài, mào chim cao, lông cánh của chim Chào Mào dài khoảng 9 cm. Chim Chào Mào trống nhanh nhẹn hơn chim mái rất nhiều.



Chim Chào Mào mái: Thì như đã nói trên, chim Chào Mào mái có thân hình nhỏ, đuôi chim ngắn, người ngắn, lông cánh của chim mái ngắn, mào chim thấp, tách đỏ ít. Và bộ lông của chim Chào Mào mái có màu nhạt hơn so với chim trống.



Một cách nhìn bề ngoài dễ dàng hơn đó chính là nhìn lông mao ở sau gáy con chim Chào Mào. Lông mao là loại lông tơ mỏng và mọc dài hơn so với lông bình thường. Chim Chào Mào trống thường có 1 đến 3 cọng lông, trong đó có 1 sợi dài nhất. Còn với chim Chào Mào mái thì không có cọng lông nào, nếu có thì cũng rất là hiếm.

2.5 So sánh bằng cách cầm chim trên tay



Với cách này thì bạn sẽ cầm nhẹ nhàng con chim Chào Mào trên tay, sao cho phần bụng Chào Mào quay xuống dưới đất,sau đó thả lỏng tay nhẹ nhàng. Tiếp tục bạn sẽ bất ngờ lật ngược con chim Chào Mào lại cho bụng quay lên trời. Lưu ý là lúc làm nhớ quan sát thật kỹ nhé.



Chim Chào Mào trống: Nếu là chim trống thì chim sẽ rướn đầu ra phía trước và lông đuôi xòe rộng ra.



Chim Chào Mào mái: Nếu là chim mái thì chúng sẽ rụt đầu lại, đuôi vẫn xếp vào chứ không xòe. Đồng thời thì chim Chào Mào mái sẽ dạng 2 chân ra.



Ngoài ra thì nhiều người còn phân biệt chim Chào Mào trống và Chào Mào mái qua cách đếm lông đuôi, và nhìn các chấm đen ở cuối lưỡi của chim. Chim Chào Mào trống có 12 cọng lông đuôi và 3 chấm đen. Chim Chào Mào mái thì 10 cọng lông đuôi và 2 chấm đen nhạt. Tuy nhiên, cách này không chính xác lắm, vì chim Chào Mào ở mỗi miền sẽ có chấm đen khác nhau. Nhiều con Chào Mào trống không có chấm nào, còn Chào Mào mái thì 2, 3 chấm đen.

3 Cách phân biệt chim Chào Mào non trống và mái



Phân biệt chim Chào Mào trưởng thành đã khó, thì việc phân biệt chim non lại càng khó hơn. Bạn cần để ý các đặc điểm sau:

3.1 Nếu chim Chào Mào cùng tổ



Chim Chào Mào cùng tổ tỉ lệ chọn được Chào Mào non trống sẽ là 95%. Thường thì mỗi lứa sinh sản, chim Chào Mào đẻ 2 hoặc 3 trứng. Trong đó luôn có cả con trống và con mái. Chim trống thường nở sớm hơn con mái. Nếu như tổ chim có 2 trứng thì trứng đầu tiên sẽ là Chào Mào mái. Còn nếu tổ Chào Mào có 3 trứng thì trứng thứ nhất hoặc là thứ 3 sẽ là chim trống.



Trường hợp, bạn bắt được tổ chim mà không biết con nào nở trước thì chọn bằng cách sau: Hãy xem con nào người to, mình to, đầu to, mắt méo hơn các con chim còn lại thì đó là chim Chào Mào trống.



Bạn cũng có thể nhìn qua lông đuôi, chân của chim bằng cách: Xem lông đuôi ( lông bút ) của chim Chào Mào lúc đã toe ra, đuôi con nào dài hơn các con khác thì đó là chim trống. Chân chim trống non có màu xám hơn chân chim mái. Cách này chính xác đến 99%.

3.2 Nếu chim Chào Mào khác tổ



Nếu như bạn mua chim từ cửa hàng, những con chim Chào Mào khác tổ nhau thì có thể sử dụng cách sau: Chọn chú chim Chào Mào non nào đầu to, mình to, mào chim có màu sẫm hơn, thì là chim trống. Hoặc bạn có thể nhìn vào lông đuôi xem con Chào Mào nào dài hơn, lông đuôi, và lông cánh ôm gọn thì cũng là chim trống. Hoặc một đặc điểm nữa là chim trống có mắt méo, ít vẫy cánh và đòi ăn. Chọn những con như này sẽ có tỷ lệ là chim trống cao.

4 Nên nuôi chim Chào Mào trống hay mái?



Sau khi các bạn đã nắm được cách phân biệt chim Chào Mào trống mái ở trên thì chắc chắn nhiều bạn đang thắc mắc là nên nuôi chim Chào Mào trống hay mái? Việc nuôi chim Chào Mào trống hay mái còn tùy thuộc vào sở thích của từng người.



Có những người thì thích nuôi chim Chào Mào mái, tuy nhiên lại có người thích nuôi chim Chào Mào trống. Mỗi loại chim sẽ có những ưu điểm và sự thú vui riêng. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn nuôi chim Chào Mào để thi đấu, muốn sở hữu chú chim hót hay, căng lửa thì nên nuôi chim Chào Mào trống.



Bên cạnh đó, thì khi chim Chào Mào trống đang lên lửa, bạn cũng nên nuôi thêm Chào Mào mái để kích thích cho chim trống. Hoặc trong trường hợp Chào Mào trống không chịu lên lửa thì bạn có thể áp dụng phương pháp kích lửa cho chim trống bằng chim mái.

5 Những lưu ý khi chọn chim Chào Mào



Để chọn được những chú chim Chào Mào khỏe đẹp, có tố chất thì các bạn cần dựa vào các tiêu chí dưới đây:



– Ngoại hình và toàn thân chim Chào Mào phải xinh đẹp, khỏe khoắn, lông chim mượt mà, bóng bẩy, ôm vào cơ thể.



– Lông hai bên mái và lông hậu môn, mi mắt của chim Chào Mào phải có màu đỏ đậm, tươi sáng. Lông không được pha màu hay loang lổ.



– Hai chân chim Chào Mào phải sẫm màu, chân chim Chào Mào cao và to, di chuyển linh hoạt, hoạt bát. Không chọn những con Chào Mào chân nhỏ, khoằn khoèo.



– Kích thước, ngoại hình của chim Chào Mào trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ. Không chọn những con chim có ngoại hình bất thường.



– Chọn những chú chim Chào Mào có đầu to và gốc mào dày. Đây sẽ là những con chim Chào Mào trống có sức khỏe và năng lực thi đấu tốt.



– Cần chú ý lựa những con chim Chào Mào có tách to lớn và xệ xuống. Tách chim Chào Mào càng to thì càng tốt, có khả năng dọa nát đối thủ.



– Nên chọn những chú Chào Mào có miệng rộng, mỏ mỏng và ngắn. Đồng thời phần hầu chim to vì những con này thường giọng hót tốt.



Trên đây là những thông tin chi tiết màBlognguoiyeuchimcanh đã chia sẻ với bạn về cách phân biệt chim Chào Mào trống mái chính xác nhất. Mong rằng với những thông tin hữu ích này, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chọn chim và chăm sóc tốt nhất cho chú chim Chào Mào của mình. Chúc bạn thành công!



Lưu ý


Cần tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh cho chim Chào Mào. Không để chim Chào Mào ở những nơi quá ồn ào khiến chim sợ hãi. Lồng chim Chào Mào cần có kích thước vừa phải, để chim có không gian hoạt động thoải mái nhất.



Cung cấp nguồn thức ăn đa dạng, đầy đủ cho chim Chào Mào. Nếu chim Chào Mào không nhận đủ dinh dưỡng sẽ yếu ớt, xù lông, dễ mắc bệnh và chết. Do đó, bạn cần có chế độ ăn hợp lý cho chim.



Chim Chào Mào hay tự mổ chân, tự cắn cánh và phá đuôi của mình. Nguyên nhân là do chim ngứa ngáy khó chịu. Vì thế bạn cần phải thường xuyên cho chim Chào Mào tắm nắng, tắm nước mỗi ngày. Và quan trọng là giữ vệ sinh sạch sẽ lồng của chim Chào Mào.



Trong quá trình chăm sóc chim Chào Mào cần phải luôn luôn giữ ấm cho chim. Nếu thời tiết có dấu hiệu lạnh thì bạn nên thắp đèn để sưởi ấm cho chim Chào Mào. Còn nếu thời tiết nóng thì chỉ bạn hãy cho chim Chào Mào phơi nắng mỗi ngày.

Cách chăm chim Chào Mào thay lông khỏe mạnh lông óng mượt



Nuôi chim Chào Mào đã trở thành thú vui của rất nhiều người yêu chim cảnh hiện nay, đặc biệt với những anh em nuôi chim nhằm mục đích thi đấu. Chim Chào Mào khi vào mùa thường có hiện tượng thay lông, đây là giai đoạn chim cần được chăm sóc đặc biệt nhất. Vậy, cách chăm chim Chào Mào thay lông như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho chim, giúp quá trình thay lông diễn ra nhanh, lông chim mọc đẹp, mượt mà? Hãy cùng BBlognguoiyeuchimcanh tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1 Thời điểm chim Chào Mào thay lông



Thông thường thì sẽ có hai thời điểm chính để chim Chào Mào thay lông, đó là:



– Lần thay lông đầu tiên:



Khi chim Chào Mào được 1 đến 2 tháng tuổi thì chim sẽ bắt đầu thay lông từ lông tơ mịn màng thành lông dày, cứng khỏe. để giúp chim tập bay dễ dàng hơn.



Lúc này chim Chào Mào còn nhỏ nên việc thay lông ở chim cần phải cực kỳ chú ý. Bạn cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho chim để chim thay lông tốt nhất, sở hữu bộ lông khỏe đẹp về sau.



– Thay lông hằng năm:



Khi chim Chào Mào trưởng thành, có độ tuổi từ 8 tháng trở lên thì chim sẽ có hiện tượng thay lông định kỳ mỗi năm một lần vào mùa thu.



Ở giai đoạn này, trong quá trình thay lông chim có thể bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và giọng hót. Nhiều con chim sẽ không hót hoặc giọng không còn hay như mọi khi, không còn cao vút như bình thường.



Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì khi thay lông xong chim Chào Mào sẽ khỏe mạnh và hót hay lại như trước. Quá trình thay lông của chim Chào Mào thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

2 Cách chăm chim Chào Mào thay lông hiệu quả



Để chim Chào Mào có quá trình thay lông thuận lợi, sở hữu được bộ lông khỏe đẹp, óng mượt thì bạn cần phải chă sóc chim Chào Mào thay lông đúng kỹ thuật. Hãy lên kế hoạch cho chim Chào Mào ăn uống, tắm rửa, nghỉ ngơi điều độ, khoa học. Cụ thể, cách chăm sóc chim Chào Mào thay lông như sau;

2.1 Chế độ dinh dưỡng cho Chào Mào



Trong thời gian chim Chào Mào thay lông thì bạn cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, giàu dưỡng chất cho chim. Như vậy, chim v mới có chất để nuôi cơ thể và nuôi lông, để có được bộ lông khỏe đẹp về sau.



Trong thời kỳ này bạn nên cho chim Chào Mào ăn những loại thức ăn có tính mát, và tránh cho chim ăn những loại thức ăn gây nóng cho cơ thể. Thức ăn cay nóng sẽ khiến da chim Chào Mào bị đỏ lên và quá trình mọc lông không được như ý muốn.



Các loại trái cây cho chim Chào Mào: Những loại trái cây như cam, quýt, táo, đu đủ, cà chua, cà rốt, bí, gấc, mướp với chứa rất nhiều vitamin tốt cho chim Chào Mào. Khi bạn cho chim ăn những loại trái cây này sẽ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho chim. Nhờ đó, chim thay lôn nhanh hơn, bộ lông của Chào Mào sẽ nhanh dài hơn.



Các loại mồi tươi cho chim Chào Mào: Các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, trứng kiến, dế… đều là món ăn yêu thích của chim Chào Mào. Thức ăn này chứa nhiều chất đạm, canxi vô cùng tốt cho quá trình mọc lông của chim. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cho chim Chào Mào ăn với lượng thức ăn vừa đủ mỗi ngày, không nên cho Chào Mào ăn quá nhiều.



Các loại thức ăn không nên cho chim Chào Mào ăn: Trong thời gian chim Chào Mào thay lông bạn không nên cho chim ăn sâu, cám lửa, chuối bởi vì thức ăn này sẽ làm bộ lông mới mọc của chim không được đẹp, dễ bị quăn.



2.2 Chế độ tắm cho chim Chào Mào



Việc tắm nắng hàng ngày sẽ rất tốt cho chim Chào Mào thay lông, bởi vì thế màạn cần phải thường xuyên mang những chim Chào Mào của mình ra những khu vực có nắng để phơi nắng cho chim,



Chim Chào Mào được phơi nắng giúp chúng thoải mái, hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho chim Chào Mào thay lông là vào lúc sáng sớm. Lúc này ánh mặt trời dịu nhẹ và tắm trong thời gian tầm khoảng 15 đến 20 phút là đủ.



Bên cạnh tắm nắng thì mỗi ngày các bạn cũng cần tiến hành tắm nước cho chú chim Chào Mào của mình để đảm bảo chim luôn sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn. Khi da chim được sạch sẽ thì lông cũ sẽ rụng nhanh hơn. Bên cạnh đó, tắm rửa thường xuyên còn kích thích lông mới mọc bóng mượt hơn.



2.3 Chế độ thi đấu, tập luyện cho chim



Trong thời kỳ rụng lông, chim Chào Mào sẽ có sức khỏe yếu hơn, đồng thời giọng hót của chim cũng không đạt chuẩn như lúc trước. Chính vì thế bạn không nên mang chim Chào Mào thay lông đi thi đấu, hoặc đi kèm chim.



Bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc lông, thay lông của chim Chào Mào. Khiến lông chim Chào Mào mọc lộn xộn, không mềm, lông đuôi bị xòe ra nhìn rất xấu.

2.4 Không đổi lồng cho chim Chào Mào



Chim Chào Mào không dễ thích nghi mới môi trường mới như nhiều giống chim cảnh khác. Do đó, trong quá trình chim Chào Mào thay lông bạn không nên đổi lồng cho chim. Điều này sẽ khiến chim Chào Mào không kịp thích nghi với môi trường sống mới, ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của chim.



Điều kiện sống của chim Chào Mào trong giai đoạn thay lông cũng cần đặc biệt chú ý. Bạn phải đảm bảo chim Chào Mào luôn được để ở nơi thoáng mát, an toàn, sạch sẽ, tránh mọi sự xâm hại của ký sinh trùng, côn trùng gây hại cho chim.



Lồng chim Chào Mào nên treo ở những khu vực yên tĩnh riêng, ít người qua lại để chim có thể nghỉ ngơi tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng nên cho chim Chào Mào đi ngủ trước 6 giờ tối để giữ gìn sức khỏe.



2.5 Cho chim đi thăm khám nếu có dấu hiệu bất thường



Nếu như trong quá trình chăm sóc chim Chào Mào thay lông, bạn nhận thấy chim có dấu hiệu bất thường gì thì nên mang chim tới bác sĩ thú y để kiểm tra, thăm khám.



Rất nhiều chú chim Chào Mào thời gian thay lông thường bị biểu hiện như: da bong tróc, da có vết đỏ lớn thì bạn phải chim đi kiểm tra ngay để có cách chữa trị tốt nhất.

3 Phương pháp giúp chim Chào Mào thay lông nhanh



Chu kì thay lông của chim Chào Mào sẽ trải qua 3 giai đoạn tương ứng với 3 tháng trong hành trình thay lông. Cụ thể như sau:

3.1 Tháng đầu tiên chim Chào Mào thay lông



Chim Chào Mào sẽ bắt đầu thay lông, bạn chuẩn bị cho chú chim Chào Mào một cái lồng rộng rãi, áo lồng vừa tối, để trùm chim vào ban ngày khi chim ăn và ngủ.

Tuần đầu tiên các bạn cho chim Chào Mào tắm trùm và cho chim ăn các loại trái cây mát, cào cào. Cần theo dõi xem chim Chào Mào bắt đầu rụng lông ở trên mình hay ở cánh, đuôi chim.

Khi thấy chim Chào Mào bắt đầu rụng lông thì bạn cần đưa vào lồng chim đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim ít nhất đủ cho chim ăn từ 4-5 ngày.

Bạn cần trùm lồng chim lại, treo chim ở khu vực yên tĩnh, thoáng mát để chim Chào Mào nằm nghỉ ngơi giúp chim thay lông nhanh hơn.

Giai đoạn này bạn tuyệt đối không mở áo lồng ra cho chim Chào Mào thấy mặt hoặc nghe giọng làm chú chim Chào Mào ức chế, rụng lông chậm hơn. Cứ vậy, tuần bạn tắm cho chim 2 lần, còn việc vệ sinh cóng nước và thay thức ăn chom chim Chào Mào thì thực hiện 2 ngày 1 lần.

3.2 Tháng thứ hai chim Chào Mào thay lông




Trong tháng này chim Chào Mào đã rụng được rất nhiều lông, bạn cần để ý lông đuôi của chim. Nếu thấy lông đuôi chim Chào Mào rụng thì cần cho chim ăn trái cây màu đỏ (như quả bình bát dây, quả cà chua, cà rốt..). Ăn nhiều các trái cây này sẽ có lợi cho quá trình cung cấp sắc tố lông của chim Chào Mào.



Ở tháng này thì chim Chào Mào rụng lông nhiều quá trình thay lông diễn ra mạnh mẽ nên bạn cần bổ sung thêm nhiều mồi tươi cho chim ăn. Mồi tươi thì bạn nên cho chim ăn cào cào. Cào cào giúp chim Chào Mào có đủ dinh dưỡng để nuôi bộ lông khoẻ và tích lực tốt hơn để khi thay lông xong sẽ đạt trạng thái tốt nhất.



3.3 Tháng thứ ba chim Chào Mào thay lông



Đây là giai đoạn chim Chào Mào nuôi lông chứ không còn là giai đoạn Chào Mào thay lông nữa. Thông thường thì sau 2 tháng các bạn sẽ thấy chim Chào Mào thay lông hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có một số con phải hết tháng thứ 3 mới thay lông xong.



Trong giai đoạn chim Chào Mào thay lông ở tháng thứ 3, nếu vô tình bạn đem phơi nắng cho chim hay bung chim ra tập lực thì sẽ làm ngưng quá trình rụng lông, khiến lông không ôm vào cơ thể, lông mới mọc lên xoăn và xấu.



Vì vậy ở tháng thứ 3 này bạn cần đặc biệt lưu ý, đây là giai đoạn quan trọng nhất cho một mùa lông ra trận của chim Chào Mào. Do đó, bạn phải cung cấp cho chim nhiều trái cây mát, cào cào để chim nhận đủ dưỡng chất nuôi lông.



Đồng thời cũng cần phải treo lồng chim Chào Mào vào chổ yên tĩnh. Thực hiện tắm cho chim Chào Mào 2 ngày một lần và cần trùm kín áo lồng lại cho chim.



Khi bạn mở áo lồng chim ra bạn sẽ thấy nhiều lông sót hay phấn trắng rơi ở dưới đáy lồng. Nếu như sau 3 tháng màạn không thấy dấu hiệu lông và phấn trắng rơi nữa thì lúc này chim Chào Mào đã thay lông xong.



4 Chăm sóc chim Chào Mào giai đoạn thay lông xong



Cách chăm chim Chào Mào thay lông hiệu quả sẽ giúp cho chú chim của bạn thoải mái, sung sức, căng lửa sau khi hoàn tất quá trình thay lông. Chim Chào Mào không bị không bị rận mạc, ngứa chân lông do lông cũ sót lại, đủ tinh thần để bắt đầu cuộc thi đấu.



Chim Chào Mào xong lông cũng là lúc chim đã trút hết 100% lông cũ trên người và thay thế lông mới, lông mới của chim sẽ ra dài và đầy đủ hơn. Các bạn chú ý các phần lông óng ở đầu hai cánh Chào Mào, lông ở mào và đặc biệt là ở hai tách đỏ hai bên má của chim không còn phấn là chim đã hoàn thành xong quá trình thay lông.



Khi chim Chào Mào thay xong lông bạn cần bình tĩnh chưa được cho chim đi thi đấu ngay. Bởi vì quá trinh thay lông khiến chim Chào Mào bị giảm sức khỏe, ức chế gây ra lửa ảo. Hãy để khoảng 1 tháng sau khi Chào Mào thay lông xong thì bạn mới mang chim đi dợt.



Sau khi chim Chào Mào xong lông tuyệt đối không cho thi đấu trong thời gian này dù chỉ là kè chim nhẹ. Sau lông một tháng lúc này chim đã thay xong lông nhưng lông vẫn còn ướt. Bên cạnh đó thì chân lông còn yếu, lửa chim Chào Mào cũng chưa có. Do đó, nếu bạn cho Chào Mào đấu trong thời gian này thì sau này chim Chào Mào sẽ hư luôn mùa lông đó.



Trong thời gian này bạn cần chăm sóc chim Chào Mào theo chế độ riêng. Phơi nắng nhẹ cho chim Chào Mào mỗi ngày trước 10h sáng, mỗi ngày phơi từ 30 phút đến 1 tiếng. Mục đích để giúp chim Chào Mào đốt năng lượng thừa sau thời gian thay lông do chim ít vận động. Phơi nắng đều đặn cũng giúp lông chim Chào Mào khô, cứng cáp và ôm lông hơn.



Không cho chim Chào Mào ăn trái cây quá nhiều nước trong giai đoạn này như bình bát, cà chua, cam, dưa hấu… Cần cho chim ăn nhiều mồi tươi để chim lấy lại sức.



Nên nuôi chim Chào Mào trong lồng lực trong thời gian này. Bạn chỉ cần chuẩn bị lồng 1m2 trở lại là được, nuôi luôn trong này càng tốt. Bạn chỉ cần sang Chào Mào qua lồng đấu trước ngày đi thi 3 ngày là phù hợp.



Hai tháng sau khi chim Chào Mào thay lông là chế độ dợt giãi nhẹ để chim Chào Mào lên lửa. Chế độ dinh dưỡng vẫn đều đặn như cũ. Còn chế độ dợt giàn thì bạn cần cho Chào Mào đấu nhẹ một lần trong tuần. Lưu ý là không cho chim đấu quá lâu mặc dù chim của bạn vẫn sung sức.



Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi về cách chăm chim Chào Mào thay lông ở trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc tốt nhất cho chú chim của mình. Chúc bạn sớm sở hữu một chú chim Chào Mào khỏe đẹp, có bộ lông mượt mà, bóng bẩy như ý muốn.



Lưu ý


Chim Chào Mào thay lông thì các bạn cần treo chim Chào Mào ở nơi yên tĩnh, cần hạn chế để chim Chào Mào nghe được các chú chim khác hót. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thay lông của chim Chào Mào. Đồng thời bạn cũng nên trùm kín áo lồng 24/24 cho chim, nếu cứ mở ra nhiều cũng khiến chim bị ức chế.



Trong thời gian chim Chào Mào thay lông thì bạn không được đổi lồng cho chim, hoặc cho chim Chào Mào di chuyển nhiều. Đối với chim Chào Mào bổi thì không sao nhưng chim Chào Mào thay lông 1 – 2 mùa sẽ bị ngừng quá trình thay lông. Bởi vì, chim Chào Mào khó thích nghi với môi trường mới.



Bạn không cho chim Chào Mào đi dợt, hoặc chơi chim trong thời gian chim Chào Mào thay lông. Thời điểm thay lông là lúc bộ lông chim đang yếu mềm và lông máu đang lên. Do đó, việc dợt chim Chào Mào sẽ làm hạn chế quá trình lên lông tự nhiên của chim.



Không cho chim Chào Mào ăn sâu gạo nhiều khi đang thay lông. Quá trình ép sâu gạo vào nhiều sẽ làm cơ thể chim Chào Mào nóng và lên lông không ưng ý như mong muốn.



Nếu phơi năng cho chim Chào Mào thì cần tránh nắng gắt buổi trưa. Thay vào đó hãy phơi nhẹ nắng buổi sáng sớm cho chim Chào Mào. Mục đích để làm tăng độ chắc khỏe cho lông chim nhờ vào vitamin D từ mặt trời lúc sáng sớm.



Không thả lực chim Chào Mào trong thời gian thay lông. Việc thả lực khi chim Chào Mào chưa ra đủ lông sẽ làm chim mất sức nhiều, hạn chế việc lên lông mới.



Chế độ chăm sóc Chào Mào đi thi đấu đạt giải 100%


Chăm sóc Chào Mào đi thi thế nào để chim khỏe mạnh, bền sức, dành được chiến thắng trong các cuộc thi là vấn đề được tất cả các anh em chơi chim Chào Mào quan tâm. Bởi hiện nay, phong trào nuôi chim Chào Mào đi thi đã trở nên vô cùng phổ biến, được đông đảo người chơi chim cảnh hưởng ứng. Trong bài viết dưới đây, Blognguoiyeuchimcanh sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc Chào Mào đi thi hiệu quả và thành công nhất. Mời bạn tham khảo!

1 Công tác chuẩn bị chăm sóc Chào Mào đi thi



Trước khi bước vào một cuộc thi thì điều đầu tiên là các bạn cần là phải sở hữu một con chim Chào Mào vừa ý và phù hợp với tiêu chí là một con chim Chào Mào thi đấu. Cách chọn chim Chào Mào thi đấu, bạn có thể dựa vào các tiêu chi dưới đây:



Về cơ thể của chim Chào Mào: Bạn nên chọn những chú chim Chào Mào có phần cơ thể thon dài. Đây là những chú Chào Mào linh hoạt, nhanh nhẹn. Ngoài ra, hãy chọn những con chim Chào Mào có bộ lông ôm lấy cơ thể, lông không xù, có độ mềm mượt, bóng bẩy. Những chú chim này có khả năng thi đấu tốt.



Về đầu và mào chim Chào Mào: Chọn những chú chim Chào Mào có đầu to và gốc mào dày. Đây chính là những chú chim Chào Mào cực kỳ khỏe mạnh, có sức sống dẻo dai và khả năng thi đấu bền bỉ.



Về tách của chim Chào Mào:Tách chim Chào Mào càng to, dữ tợn thì càng khiến cho chú Chào Mào đó có uy hơn. Khi mua chim Chào Mào, các bạn cần chú ý lựa những chú chim có tách to lớn và xệ xuống. Những con chim này thường rất bền sức, có sức khỏe tốt.



Về mỏ chim chim Chào Mào: Bạn nên chọn những chú chim Chào Mào có miệng rộng, mỏ mỏng và ngắn. Những chú chim này chắc chắn sẽ rất siêng hót, hót to, và giọng hót uy lực hơn. Giúp việc thi đấu tốt hơn, dễ dành chiến thắng.



Chân của chim Chào Mào: Hãy chọn những chú chim Chào Mào có cặp chân cao, to. Những con chim này thường nhanh nhẹn, hoạt bát, ưa bay nhảy, khỏe mạnh và có khả năng thi đấu bền sức.



Về hầu và yếm chim Chào Mào: Nên chọn những chú chim Chào Mào có phần hầu to vì những con này thường giọng hót tốt. Hầu chim to thì trông chim sẽ oai vệ, dũng mãnh hơn, có thể lấn át được đối thủ trên trường đấu.



Khi đã có một chú chim Chào Mào thi đấu tốt thì bạn cần lên kế hoạch chăm sóc chim trước 1 tháng. Có nhiều người chăm sóc chim Chào Mào chỉ trong khoảng 10 ngày đến 1 tuần là cho chim đi thi rồi. Khoảng thời gian này là chưa kịp để rèn luyện cho chim.



Hiện nay, các cuộc thi chim thường kéo dài hàng 3-4 tiếng đồng hồ trong thời tiết oi bức. Nếu những chú chim Chào Mào không được chuẩn bị tốt sẽ rất nhanh mất sức, không thể tiến xa hơn vào vòng trong và dành chiến thắng được. Vì thế, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị và chăm sóc cho chim thật kỹ.

2 Cách chăm sóc Chào Mào đi thi hiệu quả nhất



Để có một chú chim Chào Mào khỏe mạnh, dũng mãnh và bền bỉ trên giàn đấu thì các bạn cần áp dụng theo các kỹ thuật chăm sóc Chào Mào đi thi mà chúng tôi chia sẻ ở dưới:

2.1 Về chế độ dinh dưỡng cho chim Chào Mào



Đối với mỗi chú chim Chào Mào thì chế độ dinh dưỡng luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Chính vì thế mà anh em cần phải xem xét kỹ vấn đề này. Chào Mào rất thích ăn hoa quả, vì thế mà trong lồng lúc nào bạn cũng cần phải bổ sung đầy đủ hoa quả cho chim.



Nhóm thực đơn về hoa quả dành cho chim Chào Mào thi đấu bao gồm: chuối, táo, cà rốt, thanh long … kết hợp cùng với cám chuyên dụng. Các bạn cũng nên chú ý luân phiên thay đổi thực đơn để chim Chào Mào không bị nhàm thức ăn.



Về mồi tươi cho chim Chào Mào thi đấu thì anh em nên chuẩn bị cho chim ăn luân phiên các loại, gồm có: cào cào, trứng kiến, sâu gạo, sâu quy, châu chấu.



Nhiều người thì cho rằng không nên cho chim Chào Mào ăn sâu gạo bởi nó sẽ khiến chim Chào Mào bị xoắn lông, hư lông. Nhưng điều này chỉ đúng trong giai đoạn chim Chào Mào thay lông. Khi chim Chào Mào đã cứng lông và ổn định thì bạn có thể cho Chào Mào ăn sâu gạo thoải mái.



2.2 Chế độ tắm nước, tắm nắng cho chim Chào Mào



Thời gian tắm nắng tốt nhất cho Chào Mào vào mùa hè là vào khoảng từ 7 giờ cho đến 9 giờ sáng. Bởi trong khoảng thời gian này mặt trời mới mọc, không khí cũng mỏng, lượng hơi nước bốc lên giảm nên tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời nhiều hơn.


Điều này sẽ giúp cho cơ thể chim Chào Mào sản xuất ra vitamin D hiệu quả, chim sẽ được tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe chim Chào Mào tối đa. Bạn cũng có thể cho chim Chào Mào tắm vào mỗi buổi chiều khoảng từ 16 giờ cho đến 17 giờ nếu như buổi sáng bận không có thời gian.


Về thời gian tắm nước cho chim Chào Mào thì nên tắm cho chim từ 12 giờ cho đến 12 giờ 30 trưa. Trước khi tắm bạn nên mang chim Chào Mào ra bên ngoài phơi nắng từ 5 đến 10 phút. Rồi sau đó mang chim Chào Mào vào nghỉ ngơi 1 chút rồi mới bắt đầu tắm nước. Sau khi tắm xong cho chim nên mang chim Chào Mào ra ngoài nắng phơi khoảng 30 phút để lông chim khô. Cuối cùng mới trùm kín áo lồng chim và mang chim Chào Mào đi nghỉ ngơi.


2.3 Về chế độ ngủ nghỉ cho chim Chào Mào thi đấu



Đây cũng là một trong nhiều vấn đề được anh em chơi chim Chào Mào quan tâm. Rất nhiều người cho chim Chào Mào đi ngủ muộn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, phong độ và thể trạng của chim Chào Mào.



Chính vì thế mà anh em cần lên kế hoạch giờ giấc cho chim Chào Mào ngủ nghỉ khoa học, điều độ, hợp lý nhất. Thời gian cho chim Chào Mào đi ngủ tốt nhất là trước 6 giờ tối. Nơi ngủ của chim Chào Màocần phải tránh được các loại côn trùng như kiến dán, mèo chuột.



Treo lồng chim Chào Mào ngủ ở nơi yên tĩnh, không có tiếng động hay tiếng ồn lớn sẽ khiến chim Chào Mào bị giật mình, hoảng sợ, ảnh hưởng tới giấc ngủ.



2.4 Trước khi đi thi đấu mang chim Chào Mào đi dợt



Trước mỗi kỳ thi đấu khoảng 1 tháng, bạn nên xếp lịch cho chim Chào Mào đi tập dượt hàng tuần. Có thể cho chim đi dợt mỗi tuần 1 lần để chim dạn và quen hơn.



Nên lựa chọn những cuộc thi có các chú chim Chào Mào vừa tầm, có mức độ lửa ngang với chim Chào Mào của bạn. Không nên chọn những chú chim Chào Mào già, Chào Mào căng lửa và đã được thi đấu nhiều bởi vì sẽ khiến chim Chào Mào của bạn bị sợ hãi và dẫn đến tụt lửa.



Bạn cũng không nên cho chim Chào Mào của mình thi đấu hết sức của mình. Nếu như lực chim Chào Mào của bạn có thể thi đấu được 2 tiếng thì bạn chỉ nên đẻ chim đấu 1 tiếng 30 phút rồi dưng. Như vậy khiến chim Chào Mào ức chế và hung hăng. Để những lần sau chúng thi đấu tốt hơn, sung hơn và có thể nghênh chiến với bất kỳ con chim nào khác mà không sợ sệt gì.



2.5 Luyện cho chim Chào Mào bình tĩnh khi đi giàn



Hiện nay có nhiều anh em trước khi mang chim Chào Mào đi giàn thường pha nước mật ong cho chim Chào Mào uống để tăng lực cho chim. Tuy nhiên các bạn tuyệt đối không nên thực hiện cách này nhé. Bởi khi chim Chào Mào uống mật ong thì ít nhiều sẽ còn sót lại trên mỏ của chim. Tới khi chim rỉa lông mật ong sẽ bị dính vào lông khiến chim bị rít lông.



Bạn nên phơi nắng hàng ngày cho chim Chào Mào để tránh tình trạng chim bị thiếu năng khi lên giàn đấu. Như vậy chim cũng sẽ thoái mái, tự tin và bình tĩnh hơn trong suốt thời gian thi đấu.



Trong quá trình phơi nắng cho chim Chào Mào thì chỉ phơi duy nhất một chú chim. Bạn không được phơi 2 con Chào Mào cùng một lúc, như vậy sẽ khiến chim kè nhau, hát đấu. Hoặc có những chú chim Chào Mào khi ức lên còn ché nữa nên sẽ bị mất rất nhiều sức lực, làm ảnh hưởng đến quá trình đấu.



Trên đây là những hướng dẫn về cách chăm sóc Chào Mào đi thi hiệu quả nhất màBlognguoiyeuchimcanh muốn chia sẻ tới bạn. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công và huấn luyện được những chú chim chào mào tốt nhất, mang được vinh quang về cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo của website.



Lưu ý


Chim Chào Mào có sở thích ăn trái cây, đặc biệt là chuối, cam, dưa hấu. Tuy nhiên bạn lưu ý cần cho chim Chào Mào ăn uống đa dạng, kết hợp giữa mồi tươi, cám viên và trái cây để chim nhận đủ dinh dưỡng phát triển toàn diện. Không nên cho chim ăn một loại thức ăn sẽ khiến chim thiếu chất.



Để chú chim Chào Mào có sức khỏe tốt, bền sức trên giàn đấu bạn cần có chế độ nghỉ ngơi cho chim hợp lý. Nên cho chim Chào Mào đi ngủ khoảng từ 5h-5h30 chiều, tránh di chuyển lồng chim Chào Mào sau khi đã kéo áo lồng cho chim đi ngủ.



Không nên tập cho chim Chào Mào tắm trong lồng, hay cho nước vào lồng để chim Chào Mào tắm. màạn hãy cho chim Chào Mào ra lồng tắm riêng để tắm. Điều này giúp cho chim Chào Mào biết nơi nào là để tắm và nơi nào là để uống nước.



Trước khi thi đấu thì mỗi tuần bạn tập lực cho chim Chào Mào 2-3 lần, thả ngày nghỉ ngày để giúp chim Chào Mào tăng cường sức khỏe, rèn luyện sức bền tốt.



Khi tắm nắng cho chim Chào Mào, bạn không nên phơi nắng cho chim Chào Mào ở hướng mặt trời chiếu thẳng vào, và cũng không được phơi nắng cho chim Chào Mào vào thời gian 12h trưa sẽ khiến chim bị cảm nắng.

Đăng nhận xét